ETD là gì trong xuất nhập khẩu và cách tránh rủi ro hiệu quả

ETD là gì trong xuất nhập khẩu? Đây một khái niệm quan trọng mà bạn cần nắm rõ khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa. Chỉ số này liên quan đến các chi phí, rủi ro và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển. Vậy ETD là gì trong logistics? Làm thế nào để xác định ETD trong xuất nhập khẩu một cách chính xác và hiệu quả? Hãy cùng Nhật Minh tìm hiểu chỉ số thú vị này trong bài viết sau.

1. Định nghĩa ETD là gì trong xuất nhập khẩu

Định nghĩa ETD là gì trong xuất nhập khẩu
Định nghĩa ETD là gì trong xuất nhập khẩu

ETD là viết tắt của Estimated Time of Departure, nghĩa là thời gian dự kiến khởi hành một lô hàng được xuất kho thông qua một phương tiện vận tải (như tàu, máy bay, xe tải…). ETD thường được xác định bởi người bán hoặc nhà vận chuyển dựa trên các yếu tố như thời gian xử lý hàng hóa, thời gian chờ đợi, thời gian di chuyển và các rủi ro có thể xảy ra… Cụ thể các yếu tố sẽ tác động đến chỉ số ETD như sau:

  • Phương tiện vận chuyển: Tùy theo loại phương tiện vận chuyển, tốc độ di chuyển của hàng hóa sẽ khác nhau. Ví dụ, máy bay và tàu hỏa đều vận chuyển được khối lượng hàng lớn, tuy nhiên với những chặng đường dài máy bay sẽ có lợi thế tốc độ hơn.
  • Khối lượng, kích thước hàng hóa: Hàng hóa nhẹ và gọn thì xe có thể di chuyển nhanh hơn, còn hàng hóa nặng và to thì xe sẽ di chuyển chậm hơn. Ngoài ra, trọng lượng và kích thước cũng quyết định phương tiện và số lượng xe cần dùng để vận chuyển hàng hóa.
  • Loại hàng vận chuyển: Các loại hàng hóa khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đến cách vận chuyển và bố trí của chúng. Ví dụ, hàng dễ vỡ hay hàng tươi sống cần được đóng gói cẩn thận và giao nhanh chóng để tránh hư hỏng. Hàng hóa có tính chất đặc thù cũng có thể đòi hỏi những yêu cầu khác nhau về bảo quản, an toàn, kiểm tra hay pháp lý, làm cho quá trình chuẩn bị và xử lý trước khi gửi đi kéo dài hơn.
  • Yếu tố ngoại cảnh: Thời gian lô hàng dự kiến khởi hành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Nếu gặp thời tiết xấu như bão, mưa, tuyết, sương mù… sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa thậm chí là hủy kế hoạch. Vì vậy, cần phải theo dõi và dự báo thời tiết để lập kế hoạch vận chuyển linh hoạt và hiệu quả.

Như vậy, chỉ số ETD là một chỉ số quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc nắm bắt và điều chỉnh các yếu tố này sẽ giúp cải thiện hiệu suất và chi phí của việc vận chuyển hàng hóa.

2. Vai trò ETD ảnh hưởng thế nào đến logistics vận tải

Estimated Time of Departure có vai trò quan trọng trong logistics vận tải vì nó ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, điều phối và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa. ETD giúp người bán và người mua có thể dự báo được thời gian xuất-nhận hàng, thời gian thanh toán, thời gian bảo hành và các chi phí liên quan. Cụ thể thông số này sẽ giúp doanh nghiệp trong các khía cạnh như:

  • Lập kế hoạch:  ETD giúp người bán và người mua có thể lập kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến hàng hóa, như sản xuất, đóng gói, kiểm tra, bảo quản, giao nhận và bảo hành. Đồng thời  giúp xác định thời gian dự kiến đến nơi (ETA) của phương tiện vận tải, từ đó có thể tính toán được thời gian giao hàng, thời gian lưu kho và thời gian phục vụ khách hàng.
  • Điều phối: Giúp phía nhà vận chuyển có thể điều phối được các nguồn lực và công việc của mình, như nhân viên, phương tiện, thiết bị, kho bãi, đối tác và khách hàng. Từ đó có thể sắp xếp được lộ trình, phân bổ được nguồn lực, giảm thiểu được rủi ro và nâng cao được hiệu quả và chất lượng dịch vụ.
  • Theo dõi: Giúp người bán, người mua và nhà vận chuyển có thể theo dõi được tình trạng và vị trí của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

3. Phân biệt sự khác nhau giữa ETD và ETA trong xuất nhập khẩu

Phân biệt sự khác nhau giữa ETD và ETA trong xuất nhập khẩu
Phân biệt sự khác nhau giữa ETD và ETA trong xuất nhập khẩu

Ngoài ETD, trong xuất nhập khẩu còn có một khái niệm khác là ETA,là viết tắt của Estimated Time of Arrival, tức là thời gian dự kiến một phương tiện vận tải đến được điểm đích. Chỉ số này thường do nhà vận chuyển ước lượng, dựa trên các yếu tố như là ETD, khoảng cách, tốc độ, điều kiện giao thông và thời tiết. 

ETD và ETA có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ETD càng sớm thì ETA càng sớm, và ngược lại. Tuy nhiên, ETA không ảnh hưởng ngược lại đến ETD, bởi vì ETD đã được xác định trước khi phương tiện vận tải khởi hành. Đồng thời có sự khác nhau giữa 2 thông số này đó là:

  • ETD là thời gian khởi hành, còn ETA là thời gian đến.
  • ETD liên quan đến điểm xuất phát, còn ETA liên quan đến điểm đến.
  • ETD do người bán hoặc nhà vận chuyển xác định, còn ETA do nhà vận chuyển xác định.

Tìm hiểu chi tiết thêm về ETA là gì vai trò của ETA sự giống và khác giữa ETA và ETD

4. Những tiêu chuẩn xác định ETD trong xuất nhập khẩu chính xác

Việc xác định ngày khởi hành một cách chuẩn chỉnh nhất luôn là một vấn đề khó. Trong đó việc dự đoán đúng 100% ETD là ngày gì rất không khả thi, Tuy nhiên, ta vẫn có thể dự đoán tương đối và có độ tin cậy cao nếu áp dụng một số điều kiện sau:

  • Có được thông tin về hàng hóa, bao gồm loại hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, giá trị, điều kiện bảo quản và bao bì.
  • Đảm bảo thông tin về phương tiện vận tải, bao gồm loại phương tiện, tốc độ, dung tích, khả năng chịu tải và lịch trình.
  • Cung cấp đủ thông tin về các yếu tố bên ngoài, bao gồm thời tiết, giao thông, hải quan, an ninh và các sự cố có thể xảy ra.
  • Thống nhất và hợp tác với người bán, người mua và nhà vận chuyển về ETD.

5. Hướng dẫn tra cứu và sử dụng ETD chính xác nhanh chóng nhất

Hướng dẫn tra cứu và sử dụng ETD chính xác nhanh chóng nhất
Hướng dẫn tra cứu và sử dụng ETD chính xác nhanh chóng nhất

Để kiểm tra và sử dụng ETD một cách chính xác nhất không hề khó, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt thông tin lô hàng thông website của cảng, tàu,…Và sau đây là những bước giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra một cách cực kỳ dễ dàng:

  • Đầu tiên bạn đăng nhập vào website đơn vị vận chuyển, sau đó tìm đến mục Cargo Tracking và nhập số bill của lô hàng sau đó chọn tìm kiếm.
  • Tiếp theo để xem chi tiết lô hàng của bạn chọn vào mục More Detail. Sau đó những thông tin cơ bản của lô hàng sẽ được hiển thị như: ETD, ETA.
  • Cuối cùng bạn chọn vào mục Click to view cargo tracking history. Doanh nghiệp sẽ được thống kê diễn tiến của lô hàng theo thời gian thực, những cột mốc quan trọng mà lô hàng đã trải qua. Như: thời gian bàn giao cho đơn vị vận chuyển, thời gian đến khi bãi, thời gian quá cảnh,…

Nếu bạn muốn ship hàng đi Canada nhưng chưa biết cách sử dụng ETD thì bạn có thể đăng ký dịch vụ gửi hàng đi Canada tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhát.

6. Thắc mắc về ETD là gì trong xuất nhập khẩu phổ biến nhất

Bên cạnh những câu hỏi như ETD là ngày gì? viết tắt ETD là gì trong xuất nhập khẩu? ETD có nghĩa là gì trong xuất nhập khẩu? được giải đáp ở trên. Đồng thời  Nhật Minh cũng nhận được rất nhiều câu hỏi như:

6.1 Nếu rủi ro xảy đến trong ETD thì có cách hay biện pháp gì để khắc phục không?

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, ETD có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều rủi ro như: chậm trễ, hư hỏng, thay đổi lịch trình, thiên tai, tai nạn, tranh chấp, hải quan, v.v… Những rủi ro này có thể làm tăng chi phí, mất thời gian và giảm uy tín của các bên liên quan. Để giải quyết những rủi ro này, có một số biện pháp như sau:

  • Theo dõi thông tin và lịch trình di chuyển của phương tiện vận chuyển một cách chính xác và kịp thời. 
  • Liên hệ với khách hàng về những thay đổi hoặc sự cố liên quan đến ETD một cách nhanh chóng và minh bạch. Giải thích cho khách hàng hiểu rằng đây chỉ là thời gian dự kiến và có thể có những sai lệch do nhiều yếu tố bất khả kháng. Đồng thời, xin lỗi và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng.
  • Tìm kiếm các phương án dự phòng hoặc thay thế khi có sự cố xảy ra. Ví dụ như: chuyển sang phương tiện vận chuyển khác, sử dụng các dịch vụ giao hàng nhanh hoặc ưu tiên, đàm phán với các bên liên quan để giảm bớt chi phí hoặc bồi thường, v.v…
  • Tham gia các loại bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của mình khi có sự cố xảy ra. Có thể lựa chọn các loại bảo hiểm phù hợp với loại hàng hóa, điều kiện vận chuyển và mức độ rủi ro . Ngoài ra, cần lưu ý đến các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm để tránh những tranh chấp không đáng có.

6.2 Nếu thời gian dự kiến (ETD) bị khởi hành muộn thì có được đòi bồi thường không?

Việc có quyền đòi bồi thường khi ETD bị khởi hành muộn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và các điều khoản của hợp đồng vận chuyển, trong đó:

  • Nguyên nhân của sự chậm trễ: Nếu người vận chuyển gây ra sự chậm trễ do lỗi của họ, như hỏng phương tiện, sai lầm trong xử lý hàng hóa, v.v… thì doanh nghiệp gửi hàng có thể yêu cầu bồi thường. Ngược lại, nếu sự chậm trễ do các yếu tố bất khả kháng, như thiên tai, tai nạn, tranh chấp, hải quan, v.v… thì người vận chuyển hoặc người giao nhận có thể được miễn trách nhiệm.
  • Điều khoản của hợp đồng vận chuyển: Hợp đồng này sẽ quy định các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, cũng như việc xử lý khi có sự cố xảy ra. Do đó, để biết được có quyền đòi bồi thường hay không khi ETD bị khởi hành muộn, cần phải xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng vận chuyển.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi ETD là gì trong xuất nhập khẩu? Hy vọng bạn đọc có thể ứng dụng được ETD vào trong kinh doanh và quản lý xuất nhập khẩu. Để đọc thêm nhiều bài viết liên quan hãy truy cập ngay vào trang chủ của Nhật Minh Express.

Tham khảo thêm thông tin về cách tính cán cân xuất nhập khẩu chuẩn xác nhất giúp hoàn thiện thủ tục lô hàng nhanh chóng