Thuế xuất nhập khẩu là gì và những quy định cần PHẢI BIẾT

Trong lĩnh vực logistics, ngoài vấn đề cân đối chi phí vận chuyển, cải thiện được hệ thống quản lý hay chuỗi cung ứng… thì các khía cạnh liên quan đến luật, thuế như thuế xuất nhập khẩu là gì, quy trình ra sao cùng cách tính như thế nào cũng luôn được chú trọng. Cùng Nhật Minh Express giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh loại thuế xuất nhập khẩu ngay trong nội dung dưới đây.

1. Tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu là gì

Thuế xuất nhập khẩu là gì và vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế
Thuế xuất nhập khẩu là gì và vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế

Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng như vùng lãnh thổ với nhau trên toàn thế giới hay còn được gọi là hoạt động xuất, nhập khẩu. Xuất khẩu là khi một cá nhân hay một doanh nghiệp, công ty mua mặt hàng nào đó ở nước ngoài. Tương tự, nếu bán cho các đối tác nước ngoài sẽ là xuất khẩu.

Xuất, nhập khẩu còn được coi như nền móng của lĩnh vực ngoại thương không chỉ trong thời kỳ hội nhập phát triển mà còn là từ sơ khai từ khi xuất hiện hoạt động buôn bán, trao đổi. Đây cũng được xem như một nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc gia, là cầu nối với các nước trên toàn thế giới. 

2. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là gì luôn là một câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn trong lĩnh vực luật pháp nói chung và lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu nói riêng. Thuế xuất, nhập khẩu là một loại thuế dưới hình thức gián thu với mục đích hướng tới các mặt hàng được cấp phép xuất khẩu cũng như nhập khẩu qua biên giới nước ta.

Đối tượng bị đánh thuế được quy định rõ ràng là những vật cụ cụ thể được mua bán hay trao đổi… từ Việt Nam sang nước ngoài và ngược lại. Và thuế sẽ được thu theo đúng các điều khoản luật pháp Việt Nam quy định cũng như các thỏa thuận quốc tế khác.

3. Tổng quan về thuế xuất nhập khẩu

Tổng quan về luật thuế xuất nhập khẩu
Tổng quan về luật thuế xuất nhập khẩu

Để hiểu rõ được thuế xuất nhập khẩu là gì không chỉ đơn giản qua khái niệm mà cần nắm được những đặc điểm, mục đích cũng như đối tượng sẽ phải chịu loại thuế này.

3.1. Đặc điểm về các loại thuế xuất nhập khẩu

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có bao gồm các loại thuế như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ. Tùy từng loại thuế sẽ có một số đặc điểm, chi tiết thuế xuất nhập khẩu là gì như sau:

  • Thuế chống bán phá giá: được áp dụng khi có các loại hàng hóa bị cố tình đẩy lên phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam tạo ra áp lực cũng như sự đe dọa tới các ngành hàng sản xuất trong nước.
  • Thuế chống trợ cấp: tương tự thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp cũng được áp dụng khi có các loại hàng hóa nhận được trợ cấp nhập khẩu vào nước ta có khả năng đe dọa đến sản xuất trong nước.
  • Thuế tự vệ: được áp dụng khi trong quá trình nhập khẩu, lượng hàng hóa nhiều quá mức cũng làm thiệt hại hoặc có khả năng đe dọa đến tình hình sản xuất trong nước.

Xem thêm mẹo quản lý giao hàng quốc tế những câu hỏi đơn hàng thường gặp tốt nhất cho những lô hàng có giá trị cao cần phải tăng tốc quy trình kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy định luật pháp

3.2. Mục đích của thuế xuất nhập khẩu

Mục đích của thuế xuất khẩu là gì
Mục đích của thuế xuất khẩu là gì

Khi nhà nước đề ra một loại luật hay thuế không chỉ để giữ ổn định tình hình an ninh, kinh tế… mà còn nhằm một số mục đích khác. Vậy mục đích của thuế xuất nhập khẩu là gì

Ngay từ khi có hiệu lực, thuế xuất nhập khẩu có mục đích:

  • Huy động được nguồn lực tài chính lớn cho ngân sách của nhà nước.
  • Góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sản xuất trong nước.
  • Hạn chế tối đa việc xuất khẩu các mặt hàng cũng như vật tư cần thiết, quý hiếm. Cố gắng giữ lại nhằm phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường trong nước.
  • Đóng góp vào công cuộc mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế.
  • Khuyến khích, thúc đẩy và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.3. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu nói chung không riêng gì từng loại thuế hiểu đơn giản bao gồm tất cả các loại hàng hóa qua quá trình xuất khẩu, nhập khẩu ra vào biên giới nước ta. 

Dù là hàng do doanh nghiệp, công ty hay khu chế xuất, nhà nước độc quyền sản xuất… đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu và phí thuế quan tùy thuộc vào mặt hàng, số lượng… đã được quy định trước đó.

3.4. Đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Đối tượng được miễn thuế xuất khẩu nhập khẩu
Đối tượng được miễn thuế xuất khẩu nhập khẩu

Ngoài những trường hợp phải chịu thuế xuất nhập khẩu là gì ra, luật pháp nước ta cũng quy định một số trường hợp đối tượng được miễn loại thuế này. Một số đối tượng có thể kể đến như:

  • Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, công ty… hay nói chung là cá nhân, tổ chức nước ngoài được nhận những quyền ưu đãi miễn trừ thuế.
  • Các loại tài sản, quà tặng trong định mức được cho phép.
  • Hàng xuất nhập khẩu thuộc mục hàng hóa trong định mức của dân biên giới.
  • Hàng được miễn thuế xuất nhập khẩu tuân theo điều ước quốc tế, trong đó Việt Nam là thành viên.
  • Giá trị của hàng hóa hoặc giá trị thuế phải nộp dưới mức quy định tối thiểu.
  • Các nguyên liệu, linh kiện… gia công các sản phẩm xuất khẩu.
  • Các mặt hàng tạm nhập, tạm xuất trong thời gian nhất định.
  • Các mặt hàng không có mục đích thương mại, ví dụ ảnh, phim, mô hình…
  • Giống cây trồng, vật nuôi, các sản phẩm phân bón theo quy định.
  • Hàng hóa với mục đích phục vụ các  lĩnh vực: dầu khí, in ấn tiền, bảo vệ môi trường, giáo dục, công nghệ, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.

Tuy nhiên, tất cả các đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu đều phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện mà các quy định trong luật pháp Việt Nam đề ra trước đó.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ hỗ trợ gửi hàng đi Châu Âu với giấy tờ khai thuế chính xác nhanh chóng cùng chi phí tối ưu nhất.

3.5. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu

Ngoài các mặt hàng chịu thuế xuất nhập khẩu là gì được quy định, đối tượng nộp thuế cũng được quy định rõ. Đối tượng phải tuân thủ nộp thuế xuất nhập khẩu là các tổ chức xác nhận ủy thác quá trình xuất nhập khẩu. Những người xuất nhập cảnh mang theo hàng hóa xuất nhập khẩu hay gửi hàng qua lại giữa biên giới đều phải chịu thuế.

4. Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu
Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Tùy vào từng đợt xuất nhập khẩu cũng như từng lô hàng hóa sẽ có các quy định đóng thuế riêng, tuy nhiên để tính được thuế xuất nhập khẩu là gì cần có các căn cứ cũng như các công thức tính chính xác.

4.1. Các căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu

Tính thuế xuất nhập khẩu cần áp dụng cũng như căn cứ theo phương pháp tính thuế tuyệt đối được quy định sẵn. Ngoài ra, phương pháp tính loại thuế này xác định theo tỷ lệ phần trăm. 

4.2. Tính thuế và thuế suất

Thuế suất bao gồm hai loại chính là thuế suất định mức và thuế suất tỷ lệ. Thuế suất tỷ lệ nhằm mục đích xác định được mức thuế sẽ phải thu theo tỷ lệ đơn vị phần trăm của đối tượng thuế.

Tham khảo thêm về cách tính kim ngạch xuất khẩu cụ thể với hướng dẫn tính toán chính xác và dễ dàng nhất.

4.3. Công thức tính thuế xuất khẩu và nhập khẩu

Trước khi tính được thuế xuất nhập khẩu là gì cần xem xét lô hàng cũng như tình hình thị trường và tuân theo công thức: 

Thuế nhập khẩu/Thuế xuất khẩu = Trị giá tính thuế * Thuế suất

Trong đó:

  • Trị giá tính thuế = Phí cước vận chuyển quốc tế + Tiền hàng + Các khoản khác phải cộng.
  • Thuế suất: Phụ thuộc vào mã HS (mã số hàng xuất nhập khẩu) sẽ tra được thuế suất.

Vừa rồi là tất cả những thông tin xoay quanh thuế xuất nhập khẩu là gì cùng với đó là mục đích cũng như thông tin về đối tượng chịu loại thuế này. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực logistics nói chung và lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu nói riêng.

Xem thêm thông tin quy định Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giúp hỗ trợ lô hàng của bạn được cập bến đúng thời gian nhất