AMS là phí gì mức thu phí AMS trong xuất nhập khẩu bao nhiêu

Trong lĩnh vực về xuất nhập khẩu hàng hóa, phí AMS là một thuật ngữ được nhiều người biết đến, nhất là với những đối tượng làm việc nhiều ở thị trường nước Mỹ. Để có thể giúp cho việc giao dịch giữa hai bên mua bán diễn ra một cách thuận lợi, hạn chế các tổn thất cũng như giá thương lượng ở mức hợp lý thì công ty Nhật Minh Express mời bạn tìm hiểu rõ về các vấn đề xoay quanh AMS là phí gì, mức phí AMS là bao nhiêu,…

1. AMS là phí gì?

AMS là phí gì ?
AMS là phí gì ?

Phí AMS là phí gì? AMS là viết tắt của từ gì? AMS chính là viết tắt của cụm từ Automated Manifest System fee. Ở thị trường Mỹ, khi làm thủ tục vận chuyển cũng như hàng nhập khẩu khi nhập vào đều bắt buộc phải đóng phí này.

 AMS còn được biết đến là tên của một loại thủ tục yêu cầu khai báo đối với mọi lô hàng đi vào thị trường nước Mỹ do hải quan Mỹ phụ trách.

Bên đặt phí AMS chính thức chính là các hàng tàu. Hàng tàu cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện thủ tục khai báo cho các lô hàng. Bên bắt buộc phải đóng phí chính là bên khâu xuất khẩu. Nói rõ hơn, bên xuất khẩu sẽ không bị thu phí từ hãng tàu hay hãng hàng không. 

Bên cạnh AMS, có một số loại phí chúng ta cũng cần phải tìm hiểu khi tham gia xuất nhập khẩu như AFR là phí gì, AFS là phí gì hay ACI là phí gì,…  Nhật Minh Express – nơi có dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại TPHCM uy tín hàng đầu trong nước sẽ có thể dễ dàng giải đáp những thắc mắc này cho các bạn.

Đặc biệt, dịch vụ chuyển hàng đi Mỹ tại Công ty Nhật Minh Express được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng, chính vì thế việc lựa chọn Nhật Minh Express làm người bạn đồng hành không những giúp chúng ta có thể được tư vấn tận tình chu đáo mà còn nâng cao được kiến thức trong lĩnh vực này.

2. Ai là người phụ trách khai báo phí AMS

Ngoài vấn đề phần mềm AMS là gì thì đối tượng phục trách khai báo phí AMS cũng rất quan trọng. Dưới đây là giải đáp cho câu hỏi ai là người phụ trách khai báo phí? Cách khai AMS hàng đi Mỹ?

Người phụ trách khai báo phí AMS có thể là bên công ty phụ trách vận chuyển. Công ty phụ trách vận chuyển sẽ tiến hành việc đệ trình khai báo phí AMS.

Người phụ trách khai báo phí AMS cũng có thể là các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn tại nhà cho việc gửi phí AMS. 

Đối với các trường hợp vượt qua các cảng của Mỹ hay vận chuyển hàng đến các cảng này, bản kê khai thông tin chuyến hàng phải được khai báo một cách chính xác nhất bao gồm các thông tin cần thiết như như: tên đầy đủ của sản phẩm, thông tin về người mua mua hàng, thông tin cảng đến, cảng đi hay tổng sản lượng của hàng hóa trên chuyến hàng,…

Đối với những chuyến tàu từ các cảng trực tiếp đến Mỹ, trong vòng 48 giờ trước khi chuyến tàu rời cảng, bắt buộc phải khai báo đầy đủ thông tin của đơn hàng xuất khẩu với hải quan Mỹ.

Còn với những tàu di chuyển đến Mỹ từ các cảng trung chuyển cuối cùng, trong vòng 48 giờ trước khi khi tàu rời cảng, bắt buộc phải khai báo đầy đủ thông tin của đơn hàng xuất khẩu với hải quan Mỹ.

3. Vì sao phải áp phí AMS trong nhập khẩu

Vì sao phải áp phí AMS trong nhập khẩu
Vì sao phải áp phí AMS trong nhập khẩu

Sau khi đã tìm hiểu về AMS là phí gì thì chúng ta cần phải tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao phải áp phí AMS trong nhập khẩu.

Đối với toàn bộ các chuyến tàu chở hàng đi hay chở hàng đến một trong những cảng thuộc sở hữu của Mỹ, việc thu phí AMS và khai báo thông tin đơn hàng đến đủ là bắt buộc phải thực hiện.

Mỹ đã áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh trong vận chuyển hàng hóa sau cuộc khủng bố 11/9. Hoạt động vận chuyển hàng hóa của những con tàu giữa các quốc gia bắt buộc phải đi qua nhiều cảng, điều này đã dẫn đến khủng bố trên biển ngày càng gia tăng.

Dưới tình hình phức tạp đó, Mỹ đã ban bố Đạo luật an toàn Vận tải Hàng hải để đảm bảo được an toàn khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển và những loại đường khác.

Bộ luật này đã được thông qua và ban hành vào năm 2002, kể từ đó những hàng hóa trong quá trình giao dịch với Mỹ phải được hoàn toàn khai báo bằng điện tử.

Trong xuất nhập khẩu, ngoài việc quan tâm đến phí AMS, một việc cần quan tâm nữa chính là mã HS. Vậy mã HS code là gì và tầm quan trọng của nó trong vận chuyển hàng hóa.

4. Mức thu phí AMS

Mức thu phí AMSA sẽ dao động từ 30 đến 40 dollar cho mỗi hóa đơn hay cho mỗi lô hàng.

Dựa trên hóa đơn mà phí AMS sẽ được lập. Với một hóa đơn 30 đến 40 dollar có thể dùng chung cho 1 đến 10 container.

Bên cạnh đó, xoay quanh vấn đề AMS là phí gì còn bao gồm các khoản phụ thu bổ biến như: các chuyến hàng đến Canada sẽ phải áp dụng tỷ giá ACI, các chuyến hàng vào thị trường EU sẽ áp dụng phí ENS, các chuyến hàng sang Nhật Bản sẽ áp dụng phí AFR hay các chuyến hàng sang châu Á sẽ áp dụng phí ANB.

Đặc biệt, trong trường hợp bên các hãng tàu khai báo trễ theo quy định sẽ bắt buộc phải đóng một khoản phí tiền phạt. Mức tiền phạt có thể lên tới hơn 5000 USD cho mỗi đơn hàng. Hải quan Mỹ sẽ thông bán án phạt đến các hãng tàu sau vài tháng khi mà hàng hóa chính thức được onboard, hoặc có thể sẽ là sau cả một năm.

Khoản tiền đóng phạt này vừa làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và cả khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ cho những lần sau.

5. Quy tắc của AMS trong xuất nhập khẩu

AMS là gì trong xuất nhập khẩu? AMS được áp dụng cho hình thức vận chuyển đường hàng không và đường biển. Quy tắc của AMS trong xuất nhập khẩu sẽ bao gồm những yêu cầu mà hải quan Mỹ đưa ra về các đơn hàng bao gồm thông tin, số lô, trọng lượng,…

Các thông tin này bắt buộc phải được khai báo với hải quan Mỹ trễ nhất là 24h đồng hồ trước khi mà hàng được đưa lên tàu. Sau khi được khai báo thì hàng hóa mới có thể được xếp lên tàu để bắt đầu vận chuyển.

Có thể bạn đang thắc mắc về gửi hàng đi Hàn Quốc tại TPHCM như thế nào và quy trình vận chuyển như thế nào. Hãy xem bài viết mà Nhật Minh Express chúng tôi sẽ giải đáp tất cả cho bạn. 

6. Thủ tục đăng ký AMS

Khi tìm hiểu AMS là phí gì bạn còn cần phải nắm được thủ tục đăng kí. Thủ tục đăng ký AMS sẽ được thực hiện thông qua 2 bước dưới đây.

Bước 1: 

Chúng ta cần đăng ký tờ khai AMS. Thời gian đăng ký tờ khai sẽ dao động từ 10 đến mười mấy ngày tùy thuộc vào tiến độ của đơn hàng.

Bước 2:  

Chúng ta cần tạo tài khoản và tiến hành khai báo trên phần mềm AMS có tên gọi là GOL. Công ty đăng ký sẽ nhận được tài khoản sau khoảng 2 ngày làm việc. 

Thủ tục đăng ký AMS sẽ rất khắt khe và nghiêm ngặt. Điều này làm cho các công ty xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

7. Tác hại của tàu khi khai báo trễ theo quy định

Tác hại của tàu khi khai báo trễ theo quy định
Tác hại của tàu khi khai báo trễ theo quy định

Nếu hàng hóa của tàu được khai báo trễ theo quy định sẽ gây ra nhiều tác hại như sau.

Đầu tiên, Hải quan Mỹ sẽ áp dụng các hình thức phạt cho mỗi lô hàng. Mỗi chuyến hàng cần phải đóng mức phạt lên tới 5000 dollar cho mỗi torts.

Quy định thời gian về hình thức phạt sẽ được thông báo từ 1 tháng cho tới 1 năm kể từ ngày hàng nhập. Các lô hàng bị chậm sẽ còn bị áp dụng khoản phí 40 đến 50 dollar để xử lý và thay đổi theo từng công ty vận chuyển khác nhau.

Qua đó, quyền lợi của các nhà xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, những đơn hàng sau của các nhà xuất khẩu này sẽ bị hải quan Mỹ liệt và danh sách đen.

8. Một số lưu ý khi kê khai AMS

Để vấn đề AMS là phí gì được làm rõ hơn thì chúng ta cần phải có một số lưu ý quan trọng dưới đây.

Thời hạn nộp hồ sơ AMS là bao lâu

Người khai báo AMS có thể thay đổi tất cả các thông tin trước thời hạn là 24 giờ trước khi tàu mẹ xuất phát từ cảng chuyển tải cuối cùng.

Ngoài ra, đối với các loại hàng hoá rời như dầu, lúa thóc, quặng thép, các loại lương thực hay các loại hàng break bulk (hàng đóng thùng, hàng theo kiện, pallet, nhưng không đóng trong container) phải hoàn thành việc khai báo AMS điện tử chậm nhất 24 giờ trước khi hàng đến cảng đầu tiên tại Mỹ.

Các loại AMS phổ biến

Có một số loại AMS như Regular AMS (AMS thông thường), Not Regular AMS và Self-filler.

Regular AMS hay AMS thông thường, thông tin trên AMS giống như các thông tin trên MBL/SI, lô này sẽ không có House B/L mag chỉ có Master B/L.

Not Regular AMS, các thông tin trên AMS khác trên MBL, loại này thường áp dụng với các lô hàng đi qua Forwarder, có cả Master B/LHouse B/L.

Self-filler, loại này khách hàng là người chịu trách nhiệm khai báo và nộp AMS, sau đó gửi tới hãng tàu các thông tin mã SCAC và số House B/L.

Các phương thức khi khai báo AMS

Phần mềm AMS sẽ là công cụ để các hãng tàu hay nhà vận chuyển có thể sử dụng để khai báo AMS. Bên cạnh đó. việc thông qua bên thứ ba để thực hiện quy trình khai báo cũng chính là một phương thức phổ biến để các hãng tàu hay nhà vận chuyển khai báo AMS.

Trên đây là những thông tin bổ ích về vấn đề AMS là phí gì. Hy vọng thông qua bài viết của công ty Nhật Minh Express sẽ giúp các bạn được mở mang tầm hiểu biết cũng như có thêm cho mình những kinh nghiệm. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhật Minh Express để có thể cập nhật thêm nhiều điều mới mẻ và thú vị.