4pl là gì? Các thông tin về quy định 4pl CHUẨN NHẤT

Cùng với các chiến lược trong chuỗi cung ứng và hoạt động Logistics nói chung thì 4pl như là một dịch vụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy rất phổ biến nhưng nhiều đơn vị và cá nhân mới thực hiện và áp dụng hình thức này. Vậy 4pl là gì cũng như những quy định hay cùng Nhật Minh Express tìm hiểu dưới bài viết này.  

1. 4pl là gì trong logistics 

4pl là gì? 4pl là viết tắt của cụm từ “ fourth party Logistics” (Cung cấp dịch vụ Logistics thứ 4 hay Logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo LPL) là đơn vị hợp nhất gắn kết các nguồn lực tiềm năng và các cơ sở vật chất của mình với các tổ chức khác để lên kế hoạch thiết kế vận hành các chuỗi Logistics.

4pl là việc quản lý các hoạt động Logistics phức tạp như quản lý nguồn nhân lực, điều phối kiểm soát và các chức năng tích hợp hoạt động Logistics.

4pl có các hoạt động liên quan đến 3pl và phát triển trên nền tăng 3pl nhưng lĩnh vực hoạt động của nó rộng hơn bao gồm các hoạt động của 3pl, các dịch vụ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4pl như một điểm duy nhất, nó quản lý tất cả các nguồn cũng như chức năng 3pl trong suốt quá trình phân phối nhằm phân phối tới toàn cầu.

4pl là gì trong logistics
4pl là gì trong logistics

2. Những quy định trong chiến lược 4pl

Chiến lược 4pl là gì, các quy định liên quan đến 4pl cũng được chỉ ra cụ thể như:

Vào những năm 1990 các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 4 xuất hiện nhằm đảm bảo các chuỗi cung ứng hướng tới các mục tiêu. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 4 là một công ty không sở hữu tài sản, họ làm việc với nhiều đội ngũ 3pl để quản lý các kế hoạch và công nghệ cho hệ thống Logistics của các khách hàng.

4pl dịch vụ Logistics nắm vai trò điều phối các dịch vụ thiết kế xây dựng các giải pháp trong chuỗi cung ứng. 3PL vs 4PL đều tham gia các hoạt động chuỗi cung ứng từ các nguyên liệu đầu vào cho tới các sản phẩm đầu ra và vận chuyển đến tay người dùng.

Mục tiêu của 4pl là cung cấp giá trị trên toàn bị các chuỗi cung ứng, không chỉ một phân khúc trong chuỗi. Dịch vụ 4pl cũng được xác định bởi nhu cầu khách hàng. Một doanh nghiệp 4pl thì phải có những chiến lược nội dung hợp lý gồm:

  • Khả năng quản lý: 4pl quản lý tất cả 3pl và các hoạt động hằng ngày
  • Khả năng lãnh đạo: 4pl quản lý các dự án bao gồm dịch vụ, hệ thống và thông tin.
  • Công nghệ thông tin: 4pl tích hợp đầy đủ các chuỗi cung ứng 
  • Quản lý tài sản: 4pl quản lý vận chuyển, kho, hợp đồng sản xuất, đóng gói và dịch vụ mua hàng. 
Quy định chiến lược 4pl
Quy định chiến lược 4pl

3. Sự khác nhau giữa 3pl và 4pl

Những điểm khác nhau cơ bản giữa 4pl và 3pl gồm:

  • 4pl đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa khách hàng và các nhà cung cấp khác. Mọi vấn đề liên quan đến phương diện trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều được quản lý bởi 4pl
  • Các công ty 4pl đều là 1 thực thể riêng biệt, được thành lập như một liên danh hay trên các cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một số đối tác.
  • 3pl chịu trách nhiệm hoàn toàn những mục tiêu mang tính chiến thuật còn 4pl giữ vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Tức tập trung vận hành để cải thiện hiệu quả quy trình trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
  • Một số trường hợp khác, 4pl được xem như nhà cung cấp dịch vụ Logistics dẫn đầu, tức liên kết với những công ty khác để cung cấp và hoàn thành các chức năng Logistics được thuê bên ngoài.
Khác nhau giữa 3pl và 4pl
Khác nhau giữa 3pl và 4pl

Qua bài viết với những thông tin hữu ích trên, các cá nhân hoặc doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Logistics có thể hiểu được 4pl là gì và các vai trò của 4pl trong các chuỗi cung ứng. Thông qua bài viết trên có thể rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học cho mình. Mọi chi tiết vận chuyển Logistics trọn gói, hãy liên hệ với Nhật Minh Express qua Hotline: 0937 603 702 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm:

AFR là gì

Các loại Container